1. Hành trang du học Nhật Bản
Hành trang cần thiết mang theo: Máy tính, điện thoại, máy nghe nhạc, kim từ điển, tư trang, văn phòng phẩm, hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 6 tháng và thị thực nhập cảnh (visa), vé máy bay, giấy tờ bảo hiểm, thẻ sinh viên quốc tế (nếu có), một số ảnh 4x6 và 3x4 dùng cho việc làm các loại thẻ khi cần, các giấy tờ liên quan đến trường sẽ học như thư mời học, thông tin nhà ở (địa chỉ, điện thoại, tên chủ nhà), người đón ở sân bay (tên, điện thoại…),
Xem thêm : Mang gì khi lần đầu tiên đi du học Nhật Bản ?
Một số thông tin hữu ích về Nhật Bản như thời tiết, tỷ giá tiền tệ, phong tục tập quán, những số điện thoại trợ giúp, thông tin tên người phụ trách sinh viên quốc tế tại trường đến học, các giấy tờ liên quan đến quá trình học tập trước đây, hồ sơ tiêm chủng, giấy tờ chứng minh tài chính… vì bạn có thể cần đến khi gia hạn khoá học;
Cố gắng tận dụng tối đa cân nặng khi được mang đồ trên máy bay.
2. Tại các sân bay khi đi du học Nhật Bản
Tại sân bay Việt Nam:
- Chuẩn bị và gói buộc hành lý gọn ghẽ, chắc chắn, dễ gửi với hành lý cần gửi, dễ mang/xách với hành lý xách tay. Nên có một túi nhỏ luôn đeo bên mình để đựng các giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ quan trọng liên quan đến nhà trường, người đón…
- Kiểm tra vào sân bay: chuẩn bị vé máy bay, hộ chiếu. Nhân viên hàng không sẽ kiểm tra giấy tờ, xếp chỗ ngồi cho bạn trên máy bay, làm thủ tục gửi hàng nếu bạn yêu cầu, kiểm tra trọng lượng hàng xách tay của bạn xem đã hợp lệ chưa, dán mã số hàng bạn gửi vào mặt sau của vé máy bay. Nhớ gửi hàng đến sân bay cuối cùng trong hành trình của bạn. Giữ các phiếu ghi mã số hàng gửi cẩn thận để lấy lại hàng gửi khi bạn đến sân bay cuối cùng đó.
- Khai tờ khai hải quan: bạn sẽ được yêu cầu khai tờ khai này để có thể xuất cảnh, chú ý khai đúng theo mẫu (giấy màu vàng, phát miễn phí tại các sân bay Việt Nam).
- Mua lệ phí sân bay: nếu chưa được gộp trong gái vé máy bay, bạn cần mua bổ sung phí này, lệ phí là 14USD, có quầy riêng để bán lệ phí này ngay tại sân bay.
- Kiểm tra an ninh: tuỳ sân bay, hàng hoá của bạn sẽ được kiểm tra an ninh trước hoặc sau khi làm thủ tục bay. Các nhân viên hải quan và scanner sẽ kiểm tra xem hàng hoá bạn mang có an toàn và hợp pháp không. Vì lý do an ninh, bạn tuyệt đối không mang theo các đồ cấm.
- Kiểm tra hải quan: nhân viên hải quan sẽ kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, vé máy bay… Bạn sẽ được yêu cầu nêu lý do xuất cảnh. Đối với các du học sinh lần đầu đi đến trường, lý do đương nhiên là du học và bạn cần nhớ các thông tin cơ bản như: bạn học ở trường nào, khoá học là gì, học trong bao lâu… tiện nhất là đưa cho họ xem thư mời học của trường.
- Vào phòng đợi: đây là phòng đợi trước khi ra máy bay. Bạn nên cất vé máy bay, chỉ giữ lại thẻ lên máy bay trong đó ghi các thông tin về chuyến bay, số ghế ngồi… Tranh thủ rà soát lại giấy tờ xem còn đủ không, đi toalet, hoặc đọc sách… trong lúc chờ đợi.
- Ra máy bay: chú ý loa gọi hoặc xem màn hình để biết giờ ra máy bay, chú ý xếp hàng khi ra máy bay, sau đó ngồi đúng chỗ, để hành lý xách tay lên cabin ngay trên đầu, làm theo các chỉ dẫn của hướng dẫn viên hàng không về các việc như: an toàn tài sản, tắt điện thoại di động, chú ý khi máy bay cất cánh, hạ cánh…, bạn có thể đọc báo của hàng không trên máy bay, tuy nhiên, tuyệt đối không lấy các vật dụng trên máy bay mặc dù chúng được bố trí để bạn dùng khi cần thiết, ví dụ phao bơi, mặt nạ thông khí… Bạn có thể sẽ bị giam giữ thậm chí ngồi tù nếu vi phạm các quy định trên.
Tại sân bay Nhật Bản:
- Khi máy bay hạ cánh, bạn nên tìm đến quầy “All other passport holders” hoặc “Asian passport holder” để làm thủ tục nhập cảnh.
- Chào nhân viên nhập cảnh một cách lịch sự và đưa họ những giấy tờ cần thiết gồm: hộ chiếu, tờ khai nhập cảnh (thường được phát từ trên máy bay) và vé máy bay. Có thể họ sẽ hỏi bạn học gì, ở đâu, học trong bao lâu nên bạn hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời hoặc giấy tờ để chứng minh. Nếu họ vẫn thắc mắc, đề nghị họ gọi đến trường nơi bạn đăng ký học để hai bên tự giải quyết.
- Bạn nhớ ký hiệu chuyến bay để ra băng chuyền lấy hành lý. Màn hình vô tuyến sẽ chỉ rõ hành lý của bạn được trả tại băng chuyền nào.
- Tuyệt đối không mang hộ quà của người lạ gửi.
- Bạn nên đến quầy thông tin để nhân viên hướng dẫn bạn cách bay tiếp hoặc cách di chuyển về nơi bạn ở bằng các phương tiện công cộng nếu cần.
3. Điện thoại báo cho gia đình biết bạn đã đến nơi an toàn
- Gọi về máy cố định : bấm 00 84 + mã vùng + số cố định, Ví dụ, gọi về Hà Nội mã vùng là “4” bạn sẽ bấm 00 84 4 + số cố định của gia đình bạn.
- Gọi về máy di động : bấm 00 84 + số di động (bỏ số 0 đầu tiên). Ví dụ, số di động của gia đình bạn là 090 xxxxxxx thì bạn sẽ bấm: 00 84 90 xxxxxxx.
Cố gắng gọi điện sớm nhất cho gia đình để báo bình an
4. Tạo nhanh quá trình thích ứng khi đến Nhật
Đối với những sinh viên xa gia đình hay ra nước ngoài lần đầu, vấn đề học tập tuy được đặt lên hàng đầu, nhưng việc làm quen và thích nghi với cuộc sống mới cũng vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp cho những thành công tiếp theo trong học tập và cuộc sống xã hội của chính bạn. Nếu như ở Việt Nam bạn đã quen với cách nghe giảng và chấp nhận bài giảng rồi ghi nhớ thì khi du học, bạn sẽ được trông đợi đưa ra ý kiến cá nhân hơn là chỉ ghi nhớ bài giảng.
Có thể mô tả sự điều chỉnh để thích ứng với văn hoá này theo các giai đoạn: từ mong đợi một cách thích thú - thất vọng, buồn nản - hồ hởi đón nhận khi đã thích nghi với môi trường mới.
Vậy bạn sẽ cần chuẩn bị và làm những gì để có thể vượt qua:
- Chuẩn bị tốt tâm lý trước khi lên đường, tin rằng mình có khả năng thích nghi tốt;
- Đem theo ảnh gia đình, sách báo và đĩa nhạc yêu thích;
- Chia sẻ với bạn bè những cảm xúc của mình;
- Gặp gỡ các nhà tư vấn cho sinh viên quốc tế tại trường của bạn khi có vấn đề;
- Tham gia các hoạt động chung tại trường như câu lạc bộ thể thao, nhóm bạn… ;
- Tới trung tâm tư vấn sức khoẻ khi cần;
- Chủ động làm quen và hoà mình vào các sinh hoạt của lớp thông qua các hoạt động trên lớp, trong giờ giải lao hay các hoạt động thường này và cuối tuần của gia đình nuôi…
Ngọc Hà- cchia sẻ cuộc sống mới cho mình bên Nhật
Cố gắng:
- Làm quen với cuộc sống mới: Hãy biết đơn giản hoá các chuyện lạ, thư giãn, quan sát, nghe ngóng và tìm hiểu dần về cuộc sống quanh bạn, cảm nhận những khác biệt về văn hoá như những kiến thức mới cần học hỏi…bạn sẽ thấy mọi chuyện không có gì ghê gớm lắm;
- Đúng giờ: trễ hẹn thường bị cho là thiếu tôn trọng. Chú ý đúng giờ, hoặc là đến sớm hơn, cho dù đó là một cuộc hẹn không mấy quan trọng. Hãy gọi điện báo trước và hãy biết nói xin lỗi nếu không thể đến đúng hẹn..
- Hiểu biết về địa lý
- Văn hóa cúi chào
5. An toàn khi du học Nhật
An toàn cá nhân: những nguyên tắc cơ bản khi bạn đi bất cứ nơi đâu khi xa nhà:
- Nếu thấy người lạ mặt có những hành vi khả nghi, hãy báo cho bảo vệ hoặc cảnh sát ở gần bạn nhất;
- Sử dụng hệ thống chuông báo động khi cần;
- Nếu cần phải đi đâu một mình, hãy nói với bạn cùng phòng, gia đình chủ nhà hay họ hàng nơi bạn đến và khi nào bạn sẽ về;
- Luôn khoá cửa phòng, tủ đồ đạc khi ra ngoài;
- Luôn mang theo ĐTDĐ và lưu các số điện thoại khẩn trong điện thoại;
- Không nên đi ra ngoài với người lạ, người mới quen hay người say;
- Đừng đọc số điện thoại của bạn nếu có ai gọi nhầm tới số máy của bạn, hãy hỏi họ đã gọi tới số nào và khuyên họ nên thử lại;
- Đừng nói với người gọi đến là bạn đang ở một mình. Dập máy khi nhận phải những cú điện thoại tục tĩu;
- Không cung cấp thông tin cá nhân cho người lại gọi tới;
- Báo với bảo vệ/ cảnh sát khi thấy những món đồ bị bỏ rơi hoặc đáng nghi;
- Chỉ mang theo người số tiền mặt cần thiết và thẻ tín dụng.
Khi đi đâu xa:
- Để ý xung quanh. Tránh đi đường tắt;
- Khi trời tối, nên đi cùng người quen hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng;
- Chọn đi những đường có hệ thống sáng, gần đường giao thông chính;
- Ghi nhớ những số điện thoại khẩn cấp, chắc chắn rằng có đủ tiền điện thoại trong suốt chuyến đi;
- Nếu mang theo ví tiền, hãy giữ cẩn thận bên mình;
- Không nghe headphone khi đi bộ một mình.
- Nếu nhận thấy mình đang bị người khác bám theo:
- Băng qua phố và đổi hướng đi;
- Luôn nhìn lại phía sau để cảnh báo mình đã nhận ra họ;
- Ghi nhớ đặc điểm nhận dạng để có thể tả lại;
- Đi đến khu vực có đèn sáng và đông người;
- Thông báo sự việc với bảo vệ hoặc cảnh sát.
- Trong một toà nhà
- Không bước vào thang máy cùng lúc với người có hành vi khả nghi. Báo lại với cảnh sát hoặc bảo vệ;
- Luôn khoá cửa phòng và khi có người gõ cửa thì phải hỏi rõ trước khi mở cửa;
- Luôn giữ những thứ có giá trị ở nơi có khoá, không để lung tung.
Trong xe ôtô
- Khóa xe nếu bạn không ở trong xe ôtô;
- Phải chú ý khu vực quanh xe, kiểm tra sàn, ghế sau của xe trước khi lên;
- Nên đậu xe ở chỗ sáng;
- Không nên để những thứ có giá trị ở những chỗ dễ thấy trên xe, nên để vào trong thùng xe;
- Không nên lái xe một mình vào buổi đêm;
- Không nên đi nhờ xe trên đường;
- Khoá cửa xe khi ở trong xe và tốt nhất là đóng cả cửa kính;
- Khi xe hỏng trên đường, nếu có người dừng lại muốn giúp, tốt nhất hãy nhờ người đó gọi điện giúp bạn hơn là đi nhờ xe;
- Nếu nhìn thấy ánh đèn xanh của cảnh sát phía sau, chưa nên lái xe vào lề đường ngay mà hãy để đến chỗ có ánh đèn - hoặc đông người, cảnh sát sẽ hiểu sự lo ngại của bạn.
- Nếu nghĩ mình đang bị theo dõi
+ Hãy đến trạm cảnh sát hoặc cứu hoả, ký túc xá hoặc toà nhà gần nhất, hoặc chỗ đông người;
+ Nếu không có khu vực nào an toàn gần đó thì hãy bấm còi xe thật to.
An toàn tài sản
- Luôn khoá cửa phòng khi ra ngoài, dù chỉ một lúc.