“Làm bài thi không cần giám thị” - Đó là một nội dung trong khẩu hiệu “Tin tưởng lẫn nhau” được không ít trường trung học ở xứ sở hoa anh đào – Nhật bản áp dụng mấy chục năm qua và thu được những kết quả bất ngờ.
Lúc 9g40, cô Masami Hosano, 41 tuổi, phát giấy làm bài kiểm tra môn xã hội học cho học sinh (HS). Cô bảo HS viết tên vào và bắt đầu làm bài. Rồi cô bỏ lớp lên phòng giáo viên suốt quãng thời gian còn lại.
Đây quả là cơ hội vàng cho những HS kém nhìn bài của những bạn học giỏi. Nhưng tất cả HS trong lớp đều chăm chú làm bài kiểm tra. Không ai ngó nghiêng sang nhìn bài bạn ngồi bên cạnh. Năm phút trước khi chuông reo, cô Hosano trở lại và thu bài. Lúc ấy, các HS mới hỏi nhau đáp án.
Đây là cảnh tượng thường xuyên lặp lại ở 21 lớp học của Trường trung học Hayahoshi (thành phố Toyama, Nhật Bản).
Tổ chức những buổi kiểm tra bài mà không cần giáo viên giám sát là nét đặc trưng của Trường Hayahoshi, truyền thống này được trường duy trì suốt 47 năm nay.
Khẩu hiệu “Tin tưởng lẫn nhau” được cựu hiệu trưởng Yaichi Murobayashi xây dựng nên. “Giáo dục được hình thành thông qua quan hệ tin tưởng. Tôi muốn nhà trường này là một nơi mà tất cả chúng ta có thể tin cậy lẫn nhau” – ông Yaichi nói
Khẩu hiệu “Tin tưởng lẫn nhau” còn được Trường Hayahoshi áp dụng trong dịch vụ bán văn phòng phẩm. Dọc các hành lanh trong trường có những hộp tự phục vụ chứa những văn phòng phẩm (như tẩy, bút chì, vở, bút xoá…) để bán cho HS. Ai cần mua món đồ gì thì cứ lấy và trả tiền.
Ủy ban HS của trường lần lượt cử ra hai HS ở các lớp trông coi các hộp này. Sau khi tan học, hai HS này sẽ đếm tiền bán văn phòng phẩm. Mỗi năm cũng có vài lần bị thiếu tiền vì có người không trả tiền khi mua hàng. Khi đó, Ủy ban HS sẽ thông báo việc này với các lớp hoặc thông báo trên bảng tin và không lau sau, Ủy ban HS nhận được thư xin lỗi và khoản tiền bị thiếu được đặt vào trong hộp.
Aiko Onodera, chủ tịch Ủy ban HS, thừa nhận hệ thống “hộp tự phục vụ” này không thể tiếp tục nếu các HS không tin tưởng nhau và cho biết nhờ chương trình này mà cô học cách tin tưởng bạn bè.
Trường trung học Shiroyama cũng áp dụng phương pháp tương tự từ năm 1971. Trong một năm, cũng có vài lần ở Trường Shiroyama có một số HS nộp bài kiểm tra với đáp án giống hệt nhau. Nhưng sau khi giáo viên tra hỏi, những HS này đều thừa nhận việc nhìn bài của bạn. Và giáo viên Trường Shiroyama không hề chê trách HS mà hỏi tại sao các em lại gian dối và đề nghị HS suy nghĩ tại sao lại phải làm bài kiểm tra và mục đích của việc học tập.
“Bài kiểm tra để làm gì? Đây chính là cơ hội để các em suy nghĩ”, ông Hirofumi Fukukawa, phó hiệu trưởng Trường Shiroyama kết luận.
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Du học Nhật Bản 2018: Chúng tôi tư vấn miễn phí cho các bạn đi du học Nhật Bản 2018. Với học bổng cao, tỉ lệ đậu phỏng phấn Visa du học Nhật Bản đạt 99%