Hàng hóa Nhật Bản luôn được ưa chuộng vì chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Những bạn du học sinh hay lao động xuất khẩu Việt Nam tại Nhật Bản lúc mới sang còn bỡ ngõ, không biết gửi đồ từ Nhật về Việt Nam như thế nào thì hãy đọc bài viết này để biết cách gửi đồ tiết kiệm nhất nhé!
I. Có những cách nào để gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam?
Thông thường, có 3 cách để gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam:
Gửi hàng qua đường biển Gửi hàng qua đường hàng không, hàng xách tay Gửi đồ qua đường bưu điện (dịch vụ EMS)
Tuy nhiên, gửi đồ qua đường bưu điện vẫn là cách được nhiều người lựa chọn vì tiết kiệm chi phí và ít gặp rủi ro nhất, lại không bị hạn chế bởi loại hình hàng gửi.
II. Hướng dẫn gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam qua đường bưu điện (EMS)
1. Điền form thông tin khai báo chuyển hàng
Để xác nhận chuyển hàng bạn phải điền hai loại giấy tờ bao gồm giấy ghi địa chỉ và danh mục hàng cùng một tờ khai thuế. Ở phần địa chỉ bạn ghi thông tin của mình ở phần From và địa chỉ người nhận ở phần To (không cần ghi Fax và Postal Code nếu không có).
Form khai thông tin người gửi và người nhận của dịch vụ EMS
Tiếp đến, bạn khai danh mục hàng hóa muốn chuyển về Việt Nam:
Cột 1: (Detailed description) bạn ghi rõ tên loại hàng Cột 2: là mã HS dành cho hàng gửi với mục đích thương mại (nếu gửi dưới dạng quà cho người thân thì không cần điền) Cột 3: một số thông tin chi tiết về hàng hóa là số lượng hàng, khối lượng và giá trị (bạn chi cần ghi khối lượng và giá trị) Ở mục 22, 23 bạn đánh dấu nếu món hàng của bạn chứa một số loại đồ trong các loại: quà tặng (gift), mẫu dùng thử (sample), đồ buôn bán (merchandise), đồ cá nhân (personal effects), tài liệu (document), các loại khác,… Ô 16 bạn ghi số loại danh mục và số lượng đồ gửi
Ô 39: chữ ký của bạn Tờ khai thuế bạn ghi giống hệt những gì đã ghi ở ô 21 và phần địa chỉ.
2. Nộp tiền dịch vụ
Thông thường, người gửi hàng hóa theo đường bưu điện chỉ gửi khối lượng hàng hóa nhỏ, từ 1 - 2kg. Mức phí gửi EMS với từng mốc khối lượng cụ thể như sau:
Bưu gửi 1kg, giá EMS là 1800 yên.
Bưu gửi 1.5kg, giá EMS là 2400 yên.
Bưu gửi 2kg, giá EMS là 3000 yên.
Ngoài ra, nếu các bạn có nhu cầu gửi hàng hóa với số lượng lớn hơn thì có thể tham khảo tại bảng giá cước vận chuyển EMS dưới đây:
Lưu ý:
=> Khi chuyển hàng bạn có thể truy cập trang web https://www.post.japanpost.jp/cgi-charge/để tra cứu số tiền cũng như thời gian hàng hóa được chuyển về Việt Nam.
=> Về đến Việt Nam, người nhà của bạn sẽ phải nộp thuế nhập khẩu và thuế VAT mới được nhận đồ, hãy tra cứu ở trang web https://www.customs.gov.vn/default.aspx số tiền mà người thân của bạn cần chuẩn bị.
Sau khi hoàn tất mọi giấy tờ và nộp cước phí vận chuyển tức là bạn đã hoàn thành việc gửi đồ từ Nhật về Việt Nam, việc còn lại chỉ là theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa xem bao giờ có kết quả.
3. Thời gian hàng hóa được chuyển đến tay người nhận
Theo kinh nghiệm được chia sẻ bởi một số du học sinh Nhật Bản, thời gian gửi đồ qua EMS thường dao động trong khoảng từ 3 - 7 ngày, tùy thuộc vào điều kiện thuận lợi về giao thông hay thời tiết.
Nếu quá một tuần mà người thân của bạn vẫn chưa nhận được hàng gửi, hãy gọi điện hỏi trực tiếp nhân viên bưu điện để được giải đáp thắc mắc, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm xảy ra khi bạn sử dụng dịch vụ vận chuyển EMS.
Hãy lên kế hoạch gửi đồ thật chi tiết để không bị loay hoay khi bắt đầu bạn nhé!
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Du học Nhật Bản 2018: Chúng tôi tư vấn miễn phí cho các bạn đi du học Nhật Bản 2018. Với học bổng cao, tỉ lệ đậu phỏng phấn Visa du học Nhật Bản đạt 99%